Phạm Hoàng Khôi Blog

Blog chia sẻ kiến thức bệnh và sinh lý nam

Ý nghĩa và tầm quan trọng của chụp hình lễ động thổ khởi công trong xây dựng

Những yếu tố cần lưu ý khi tiến hành lễ động thổ:

Để xây dựng một công trình mà sau đó, mọi chuyện đều may mắn tốt lành thì khi tiến hành động thổ nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Các bước tiến hành

Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững. Có thể tham khảo công cụ tính toán tuổi của chủ nhà dựa theo ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai.

f:id:kltklt158:20200511005850j:plain

Dịch vụ chụp ảnh lễ động thổ

Nếu tuổi của chủ nhà không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục chụp hình hội nghị mượn tuổi. Trước tiên tìm người hợp tuổi cũng bằng công cụ trên, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ nhà chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí và trạch mệnh (tức giờ, ngày, tháng khởi công). Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần…). Tốt nhất là nên mời một thầy phòng thủy về xem xét và tiến hành các nghi lễ cần thiết.

Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức chụp hình lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Nguồn gốc Lễ động thổ 

Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất, bèn họp quần thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi là Xã Tế.

Ngày xưa,  Lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới. Lễ động thổ là bắt đầu đào xới đất cát buổi đầu năm (một nghi thức trong nghề nông, có ý cầu mong cả năm làm ăn sẽ được thuận lợi).

Thực ra, ngày làm chụp ảnh lễ động thổ lễ khởi công không nhất định là phải vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.

Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ. Sau buổi lễ động thổ này, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.

Ngày nay, nếu không phải làm nghề nông, mà áp dụng vào xây dựng các công trình, người ta cũng bắt đầu từ công việc đào móng, hoặc đào, xúc đất tượng trưng để khởi công xây dựng một công trình, mà đào móng là động đến đất (là ông thổ địa) nên phải làm lễ xin phép.

Ý nghĩa động thổ trong việc xây dựng.

Đầu tiên, đảm bảo những yếu tố văn hoá – tâm linh.Tác động vào mặt tinh thần mạnh nhằm giúp cho những người thực hiện xây dựng cảm thấy phấn khởi. Ngoài ra, còn an tâm và nhiệt huyết hơn với công việc đang đảm nhiệm.

Sau đó, để giới thiệu với công chúng. Thường được biết qua các buổi lễ trên TV hoặc các tờ băng rôn, tạp chí, báo đài. Đây chính là cách thức PR rất phổ biến đối với các công trình có vốn đầu tư lớn, quy mô rộng rãi. Chương trình động thổ sẽ giới thiệu rất nhiều người, ai có nhu cầu thì có thể mua bán ( nhà ở, chung cư ) hoặc quan tâm đến tham gia ( các công trình công cộng ). Thậm chí còn là cách quảng bá lớn rộng rãi, khơi gợi tò mò ( công trình thu phí tham quan như: bảo tàng, công viên,…) của người xem.